Văn hóa doanh nghiệp: chìa khóa để DN trường tồn
Nhiều doanh nghiệp (DN) áp dụng thành công những chuẩn mực như thương hiệu, tiêu chuẩn, sản phẩm, tác phong nhân viên… bỗng giật mình nhìn lại và nhận ra rằng, đó vẫn chưa phải là văn hóa riêng của DN mình.
Xây dựng văn hóa DN sẽ còn rất nhiều gian nan bởi nó ẩn chứa rất nhiều yếu tố, cả hữu hình và vô hình, không phải cứ muốn là thực hiện được.
Văn hóa DN ẩn chứa sự tâm linh
Tính tâm linh trong văn hóa DN là điều khó hiểu bậc nhất trong quá trình xây dựng nó. Đến bây giờ, người ta vẫn không thể hiểu tại sao người Nhật lại cực kỳ hà khắc trong cách hành xử nội bộ, cấp dưới phải cúi đầu chào cấp trên, làm việc suốt đời và cống hiến trọn vẹn… Văn hóa kinh doanh trong một tổ chức đã tiến đến mức độ cao nhất, trở thành một thứ Đạo, mà từ thế hệ này tới thế hệ khác tôn sùng và làm theo.
Tại Việt Nam, các DN dường như mới chỉ quan tâm tới xây dựng văn hóa ở vẻ bề ngoài, mà quên đi việc tạo ra một "Đạo kinh doanh" riêng cho mình. Đạo kinh doanh đó được xây dựng trên nền tảng giá trị và niềm tin mạnh mẽ, từ đó những quy tắc ứng xử của những người trong nội bộ cũng sẽ theo cái Đạo ấy mà hình thành. Khi tổ chức đó cấy được những yếu tố tâm linh của Đạo kinh doanh, nếu được duy trì một cách khôn khéo, con người bên trong nội bộ sẽ giống như những con chiên hay những môn đồ của Phật giáo, tinh thần họ đều hướng tới một mục đích chung của tổ chức, tìm ra phương hướng thống nhất để hoàn thiện bản thân. Xây dựng được Đạo trong tổ chức cũng giống như xây dựng cho nhân viên phải thực hiện nghiêm ngặt những quy tắc để hoàn thiện mình.
Văn hóa DN bắt nguồn từ những giá trị
Giải thích một cách đơn giản, giá trị là một cái gì đó mà người ta cảm thấy quan trọng, có ích. Cụm từ "quan trọng" và "có ích lợi" là rất đáng lưu tâm trong xây dựng văn hóa DN. Bởi lẽ, ban lãnh đạo sẽ rất khó xây dựng văn hóa DN nếu không truyền đạt được những ích lợi mà văn hóa DN đem lại. Nhân viên cần được giáo dục nhận thức rằng, việc đeo thẻ nhân viên, mặc đồng phục là thể hiện sự tự hào là thành viên của DN, và có ích cho công việc của họ, chứ không phải mang những thứ đó để làm quảng cáo.
Nhiều lãnh đạo đã mắc lỗi khi áp đặt văn hóa mà không khơi gợi nhận thức của nhân viên với các giá trị văn hóa. Nếu không giảng giải được cặn kẽ hệ thống các giá trị văn hóa của DN có ích lợi gì với nội bộ tổ chức, tất yếu mọi hình thức triển khai chỉ là phong trào.
Vậy những giá trị nào là hợp lý và giá trị nào là không hợp lý? Điều này tùy thuộc nhiều vào từng tổ chức, nhưng tựu chung lại, có một số giá trị được đề cao trong nội bộ tổ chức ở Việt Nam, đó là:
- Sự thành thực: nói thật, không gian dối, cam kết thực hiện những gì mình hứa hẹn và đảm bảo đúng những gì mình sẽ thực hiện.
- Sự tự giác: mức độ sẵn sàng với công việc, không ngại khó khăn, làm việc hết mình vì lợi ích của tổ chức.
- Sự khôn khéo: biết nói những gì cần nói, hỏi những điều cần hỏi, tranh luận những điều đáng tranh luận và sắp xếp những gì hợp lý nhất.
Ngoài ra, còn một số giá trị khác được đề cập tới như sự tự tin, sáng tạo… Những giá trị này sẽ là nền tảng định hướng cho văn hóa của DN.
Văn hóa DN giữa cái "chung chung" và cái "cụ thể"
Một điểm yếu trong quá trình xây dựng văn hóa DN ở Việt Nam đó là tính "chung chung" trong việc xây dựng. Lãnh đạo không thể nói chung chung rằng, mọi thành viên trong DN đều phải thanh lịch, trang trọng hay lịch sự, mà nhân viên cần phải được chỉ bảo cặn kẽ từng lời ăn, tiếng nói cho đến cách thức đi lại. Văn hóa DN bắt nguồn từ những gì nhỏ nhặt nhất, lý thuyết là thế nhưng không phải ai cũng hiểu được, nhiều trường hợp hiểu được nhưng lại coi đó là nhỏ nhặt và không tập trung thực hiện.
Để thực hiện được văn hóa DN thì mọi quy tắc, hành vi cần phải được quy định rất chi tiết và cụ thể, chẳng khác nào dạy trẻ học lễ nghĩa thời xưa. Nếu trẻ cần phải khoanh tay chào, học cách nói vâng dạ và rành mạch, thì hiện nay trong các tổ chức, văn hóa phải được thống nhất từ cách trả lời điện thoại, cách cúi chào, động tác bắt tay, cách thức tranh luận… Kết hợp với sự đồng thuận của mọi cá nhân trong tổ chức và sự áp đặt thành các nội quy, văn hóa mới có thể dần dần hình thành, đến một mức nào đó, tổ chức coi một số giá trị là quy chuẩn, là "thức ăn" hàng ngày, không thể thiếu được trong quá trình hoạt động.
Văn hóa DN có vô vàn hình thức biểu hiện, nhưng lưu ý rằng, văn hóa DN không phải thực hiện trong ngày một ngày hai, nó có thể kéo dài hàng thập kỷ. Việc xây dựng văn hóa DN không phải là một khẩu hiệu, nó phải được sự vun đắp của từng cá nhân trong DN. Xây dựng văn hóa là chìa khóa để DN được trường tồn.
Xây dựng văn hóa DN sẽ còn rất nhiều gian nan bởi nó ẩn chứa rất nhiều yếu tố, cả hữu hình và vô hình, không phải cứ muốn là thực hiện được.
Văn hóa DN ẩn chứa sự tâm linh
Tính tâm linh trong văn hóa DN là điều khó hiểu bậc nhất trong quá trình xây dựng nó. Đến bây giờ, người ta vẫn không thể hiểu tại sao người Nhật lại cực kỳ hà khắc trong cách hành xử nội bộ, cấp dưới phải cúi đầu chào cấp trên, làm việc suốt đời và cống hiến trọn vẹn… Văn hóa kinh doanh trong một tổ chức đã tiến đến mức độ cao nhất, trở thành một thứ Đạo, mà từ thế hệ này tới thế hệ khác tôn sùng và làm theo.
Tại Việt Nam, các DN dường như mới chỉ quan tâm tới xây dựng văn hóa ở vẻ bề ngoài, mà quên đi việc tạo ra một "Đạo kinh doanh" riêng cho mình. Đạo kinh doanh đó được xây dựng trên nền tảng giá trị và niềm tin mạnh mẽ, từ đó những quy tắc ứng xử của những người trong nội bộ cũng sẽ theo cái Đạo ấy mà hình thành.
Khi tổ chức đó cấy được những yếu tố tâm linh của Đạo kinh doanh, nếu được duy trì một cách khôn khéo, con người bên trong nội bộ sẽ giống như những con chiên hay những môn đồ của Phật giáo, tinh thần họ đều hướng tới một mục đích chung của tổ chức, tìm ra phương hướng thống nhất để hoàn thiện bản thân. Xây dựng được Đạo trong tổ chức cũng giống như xây dựng cho nhân viên phải thực hiện nghiêm ngặt những quy tắc để hoàn thiện mình.
Văn hóa DN bắt nguồn từ những giá trị
Giải thích một cách đơn giản, giá trị là một cái gì đó mà người ta cảm thấy quan trọng, có ích. Cụm từ "quan trọng" và "có ích lợi" là rất đáng lưu tâm trong xây dựng văn hóa DN. Bởi lẽ, ban lãnh đạo sẽ rất khó xây dựng văn hóa DN nếu không truyền đạt được những ích lợi mà văn hóa DN đem lại. Nhân viên cần được giáo dục nhận thức rằng, việc đeo thẻ nhân viên, mặc đồng phục là thể hiện sự tự hào là thành viên của DN, và có ích cho công việc của họ, chứ không phải mang những thứ đó để làm quảng cáo.
Nhiều lãnh đạo đã mắc lỗi khi áp đặt văn hóa mà không khơi gợi nhận thức của nhân viên với các giá trị văn hóa. Nếu không giảng giải được cặn kẽ hệ thống các giá trị văn hóa của DN có ích lợi gì với nội bộ tổ chức, tất yếu mọi hình thức triển khai chỉ là phong trào.
Vậy những giá trị nào là hợp lý và giá trị nào là không hợp lý? Điều này tùy thuộc nhiều vào từng tổ chức, nhưng tựu chung lại, có một số giá trị được đề cao trong nội bộ tổ chức ở Việt Nam, đó là:
- Sự thành thực: nói thật, không gian dối, cam kết thực hiện những gì mình hứa hẹn và đảm bảo đúng những gì mình sẽ thực hiện.
- Sự tự giác: mức độ sẵn sàng với công việc, không ngại khó khăn, làm việc hết mình vì lợi ích của tổ chức.
- Sự khôn khéo: biết nói những gì cần nói, hỏi những điều cần hỏi, tranh luận những điều đáng tranh luận và sắp xếp những gì hợp lý nhất.
Ngoài ra, còn một số giá trị khác được đề cập tới như sự tự tin, sáng tạo… Những giá trị này sẽ là nền tảng định hướng cho văn hóa của DN.
Văn hóa DN giữa cái "chung chung" và cái "cụ thể"
Một điểm yếu trong quá trình xây dựng văn hóa DN ở Việt Nam đó là tính "chung chung" trong việc xây dựng. Lãnh đạo không thể nói chung chung rằng, mọi thành viên trong DN đều phải thanh lịch, trang trọng hay lịch sự, mà nhân viên cần phải được chỉ bảo cặn kẽ từng lời ăn, tiếng nói cho đến cách thức đi lại. Văn hóa DN bắt nguồn từ những gì nhỏ nhặt nhất, lý thuyết là thế nhưng không phải ai cũng hiểu được, nhiều trường hợp hiểu được nhưng lại coi đó là nhỏ nhặt và không tập trung thực hiện.Để thực hiện được văn hóa DN thì mọi quy tắc, hành vi cần phải được quy định rất chi tiết và cụ thể, chẳng khác nào dạy trẻ học lễ nghĩa thời xưa. Nếu trẻ cần phải khoanh tay chào, học cách nói vâng dạ và rành mạch, thì hiện nay trong các tổ chức, văn hóa phải được thống nhất từ cách trả lời điện thoại, cách cúi chào, động tác bắt tay, cách thức tranh luận… Kết hợp với sự đồng thuận của mọi cá nhân trong tổ chức và sự áp đặt thành các nội quy, văn hóa mới có thể dần dần hình thành, đến một mức nào đó, tổ chức coi một số giá trị là quy chuẩn, là "thức ăn" hàng ngày, không thể thiếu được trong quá trình hoạt động.Văn hóa DN có vô vàn hình thức biểu hiện, nhưng lưu ý rằng, văn hóa DN không phải thực hiện trong ngày một ngày hai, nó có thể kéo dài hàng thập kỷ. Việc xây dựng văn hóa DN không phải là một khẩu hiệu, nó phải được sự vun đắp của từng cá nhân trong DN. Xây dựng văn hóa là chìa khóa để DN được trường tồn.
Theo ĐTCK
- » Quản trị cấp cao: Vũ khí bí mật để xây dựng nhãn hiệu ( 04/08/2010)
- » Câu chuyện Thương hiệu: “Cái chúng tôi quan tâm là bản sắc thương hiệu” ( 04/10/2010)
- » Quản trị nhãn hiệu: Lịch sử & tương lai ( 04/12/2010)
- » Product Placement: đưa sản phẩm vào phim ảnh ( 04/20/2010)
- » Case Radiohead: Sáng tạo trong kinh doanh ( 04/25/2010)
- » Tầm nhìn và sứ mạng của thương hiệu ( 04/46/2010)
- » Định vị thương hiệu - Đâu chỉ cần sự khác biệt ( 04/49/2010)
- » Brand Vision: tầm nhìn thương hiệu ( 04/03/2010)
- » Positioning Statement: tuyên ngôn định vị ( 04/09/2010)
- » Brand promise: lời hứa thương hiệu ( 04/13/2010)
- » Brand sponsorship - Xây dựng thương hiệu thông qua tài trợ ( 04/34/2010)
- » Brand story: Câu chuyện thương hiệu ( 04/37/2010)
- » Franchising: nhượng quyền thương hiệu ( 04/43/2010)
- » Brand Valuation: Định giá thương hiệu ( 04/51/2010)
- » Thuật ngữ “Thương hiệu” ( 04/55/2010)
Danh mục
- Danh bạ Giáo dục đào tạo
- Danh bạ Công nghệ thông tin
- Danh bạ Tra cứu - Thư viện
- Danh bạ Giải trí, Music, Games
- Danh bạ Nhà nước - tổ chức
- Danh bạ Văn hóa nghệ thuật
- Danh bạ Khoa học-Công nghiệp
- Danh bạ Thể thao
- Danh bạ Kinh tế - Thương mại
- Danh bạ Tin tức - thời sự
- Danh bạ Y tế - sức khỏe
- Danh bạ Du lịch - Dịch vụ
Website nổi bật đặc biệt
- Web review, đánh giá sản phẩm Xdanhgia
- Top247 - Top công ty, dịch vụ, địa chỉ, cửa hàng uy tín
- Công Ty TNHH Xây Dựng Thương Mại Minh Phương Tiến
- Cửa hàng cây cảnh online Tiny Garden
- Công ty TNHH Truyền thông EloQ (EloQ Communications)
- Trường Mầm Non JumboKiz
- Trường Mầm Non Quận 7
- Hotel in hoian
- Du Lịch Thiểu Số
- Thiết kế nhà phố
- Thiết kế biệt thự
- Thiết kế nhà đẹp
- Halong Attractions
- Hotel in Hanoi
- Sapa Express
- Công ty CP Công nghệ & Thương mại Nam Hải
- Apply vietnam visa online
- Tai nghe thai nhi
- Máy lạnh cũ
- Hanoi Hotels
- Nội thất nhà bếp
- Web đăng tin rao vặt
- Hanoi City Hotel
- Thiết bị nhà bếp Bosch
- lioa standa việt nam
- Kiến trúc Nhật Lam
- Thư viện dược phẩm
- Thực phẩm chức năng
- Du lịch trong nước giá rẻ
- Công ty TNHH Truyền Thông Sao Kim
- Công ty du lịch dịch vụ Tây Hồ
- Công ty Du lịch đường sắt Sài Gòn
- Du Lich Chau A Thai Binh Duong Viet Nam
- Công ty Du lịch Thắng Lợi - VICTORIA TOUR
- Công ty TNHH Truyền Thông Tùng Việt
Thống kê
Tổng số website: 18085
Website chờ xét duyệt:
111
Hỗ trợ
Danh mục nổi bật
- Đào tạo doanh nghiệp
- CLB - Diễn đàn học tập
- Trường đại học - học viện
- Đào tạo tiếng anh - tin học
- Đào tạo trực tuyến
- Địa chỉ du học, học bổng
- Công ty máy tính - Tin học
- Phần mềm - Giải pháp
- Website - Domain - Hosting
- Website thương mại điện tử
- Đào tạo CNTT
- Đồ họa, thiết kế
- Bảo tàng
- Tra cứu luật
- Công cụ tìm kiếm
- Tra cứu y học
- Thư viện
- Từ điển
- Nghe nhạc trực tuyến
- Ban nhạc - Ca sỹ