Cái buổi tối tháng sáu đó tại Chicago cũng vậy. Nhưng trong khi đang ngồi thưởng thức bia và dự định viết bài báo này, tôi bật cười. Bởi tôi nhận ra rằng tôi vừa bất chợt gặp người hàng xóm của mình thông qua Facebook. Và? Họ sống ngay phía bên kia đường.
Điều buồn cười hơn là tôi biết họ sẽ nhận được tin nhắn trên Facebook trước khi tôi có thể băng sang đường và gõ cửa nhà họ. Nào, bạn hãy cùng chia sẻ “phát hiện mới” cùng tôi!
Tôi nhận ra rằng, chúng ta những người tiêu dùng đang hòa nhập những kênh truyền thông xã hội vào cách chúng ta giao tiếp với gia đình và bạn bè.
Bởi vậy, thách thức của việc tận dụng một cách chiến lược Marketing xã hội chính là đôi khi chúng ta không nhìn thấy cách mọi người sử dụng những công cụ truyền thông này trong thực tế. Trong khoảnh khắc ngắn ngủi đó, tôi nhận thấy cách tôi sử dụng truyền thông xã hội trong đời sống thường nhật của mình … (tôi có chúng một cách định kỳ).
Bởi thế, bạn hãy bỏ ra một vài phút và suy nghĩ về những người hàng xóm mà bạn quan hệ. Bạn có thể có một mạng chuyên nghiệp (LinkedIn) và một mạng cá nhân (như Facebook chẳng hạn). Bạn có thể viết để giải trí, để kinh doanh, hoặc cả hai, hoặc cũng có thể chỉ để theo dõi một vài tin tức thể thao trên Twitter giúp nắm tình hình những lời đồn đoán về các vụ chuyển nhượng mới nhất.
Dù cho bạn sử dụng truyền thông xã hội như thế nào, thì bạn vẫn đang sử dụng nó, và những người bạn quan hệ có cùng quan điểm giống nhau (trừ trường hợp như kiểu lời đề nghị liên lạc trên Facebook “Này anh bạn, tôi cùng học chung với anh bạn nè. Còn nhớ tôi không?” làm cho bạn có cảm giác bị ép buộc phải chấp nhận).
Vậy bạn phải làm gì để có thể biến thư điện tử của bạn mang “tính xã hội”? Tất cả mọi việc.Lý do bạn đưa thông tin lên các trang web xã hội, thông tin bạn đưa lên, và mức độ thường xuyên của việc làm này có thể làm nhiều điều nếu bạn gắn động cơ của mình phía sau.
Nếu bạn, với tư cách là một marketer, có thể hiểu và gắn những động cơ đó vào khán giả, kết hợp với một chiến lược phát triển nội dung (content-development) để kích thích những động cơ đó, bạn sẽ có một chương trình thư điện tử xã hội thành công.
Đừng nghĩ rằng chỉ vì bạn có thể đưa thêm một đường dẫn “đưa vào mạng xã hội” (post- to-social link) vào thư điện tử của mình là bất cứ người nào cũng sẽ tham gia vào. Chức năng post-to-social không gì hơn là một chức năng chuyển tiếp đến một người bạn, và mặc dù có cơ hội để tận dụng khả năng đó, sẽ không ai sử dụng nó nếu phần nội dung của bạn không đáng để chia sẻ.
Tôi nhận ra rằng có 4 động cơ căn bản thúc đẩy gắn kết với mạng xã hội: tự thể hiện, đạt được một vị trí nào đó, lòng vị tha và sự thích thú. Nhận diện được những điều thúc đẩy động cơ căn bản của người tham gia mạng xã hội sẽ giúp bạn phát triển nội dung các thư điện tử có giá trị hơn để chia sẻ. Hãy cùng khám phá từng động cơ và cách bạn có thể áp dụng kiến thức đó và chiến lược thư điện tử xã hội của mình.
1. Tự thể hiện
Tự thể hiện gắn liền với việc biểu lộ và truyền đi thông tin thể hiện cá tính hay cảm xúc của bạn.
Chẳng hạn, bạn gửi đi một thư điện tử khuyến khích người nhận chia sẻ thông tin với bạn bè của họ (chuyển tiếp thư), cho phép họ tự chọn một hình ảnh nho nhỏ cùng logo về trường học của họ. Trưng bày logo của trường đại học cũng chính là cơ hội để họ thể hiện lòng tự hào về ngôi trường của mình.
2. Đạt được một vị trí nào đó
Bạn hãy cảm nhận điều này: tất cả chúng ta đều có những điều khiến chúng ta cảm thấy mình có một địa vị nào đó. Trong thế giới thực, điều này thường được cảm nhận qua những chiếc xe hơi, đôi giày hay độ dài quãng đường di chuyển bằng máy bay. Tuy vậy, trong thế giới ảo, có những cách khác để đạt được địa vị và chia sẻ với bạn bè của mình.
Cách thức để tạo ra động cơ này chính là đưa ra sự khuyến khích cho phép người tiêu dùng tự tạo ra địa vị và liên lạc với những người ngang hàng với mình.
Chẳng hạn, với mục đích quảng cáo cho phần tiếp theo của bộ phim Star Trek (việc bộ phim ra mắt khán giả chỉ còn là vấn đề thời gian), công ty điện ảnh quảng cáo cho bộ phim có thể tạo ra một chiến dịch khuyến khích người hâm mộ chia sẻ đoạn trailer phim với bạn bè của họ.
Một người hâm một bắt đầu việc này như một người cầm cờ hiệu, nhưng khi người này chia sẻ đoạn phim với nhiều người hơn, địa vị của người hâm mộ đó sẽ được thăng cấp từ binh nhất cho đến đại úy, người chỉ huy (giống như cấp bậc trong quân đội) …
Công ty điện ảnh sau đó có thể thưởng cho những người xuất sắc được quyền tiếp cận với đoạn trailer tiếp theo, sau đó anh ta có thể chia sẻ lại trên hệ thống mạng của mình, đồng thời củng cố thêm vị trí của anh ta. Những cuộc điều tra ở khắp nơi trên Facebook chỉ là một kiểu đơn giản của cách quảng bá đó. Tôi đạt được tỷ lệ 95% khi làm điều tra “Bạn biết Tom Cruise rõ đến mức độ nào?” mặc dù vài người sẽ tranh cãi rằng vị trí đó là hoàn toàn sai lầm.
3. Lòng vị tha
Lòng vị tha là sự mưu cầu có chủ đích nhằm thỏa mãn sự vui thích và hạnh phúc của người khác. Mặc dù tương đối trừu trượng hơn so với những động cơ khác, lòng vị tha lại rất mạnh mẽ.Ví dụ điển hình nhất là chuyện về một hãng hàng không đã gửi thư điện tử khuyến khích thành viên trong chương trình khách hàng trung thành mời bạn của họ tham gia chương trình. Hãng hàng không dự định đưa ra mức 50.000 dặm cho việc chuyển đổi của mỗi thành viên, nhưng những khán giả mà hãng hàng không nhắm đến đã có hàng trăm ngàn dặm tiết kiệm.
Vậy điều gì đã thúc đẩy họ? Giúp họ trở thành người bảo vệ môi trường bằng cách công ty cam kết giảm lượng khí thải. Cho mỗi chuyến bay người giới thiệu đi, hãng hàng không sẽ đóng góp để giảm lượng khí thải vào môi trường mà chuyến bay thải ra bằng cách trồng một cây xanh (hay là một phần của cây). Bạn thấy động cơ từ lòng vị tha thế nào?
4. Sự thích thú
Động cơ cuối cùng là sự bù đắp lại trạng thái tâm lý “Tôi được gì trong đó?”Một công ty điện thoại gửi thư điện tử cho khách hàng của mình, giới thiệu cơ hội để được sử dụng dịch vụ điện thoại miễn phí trong 2 năm bằng cách lôi kéo bạn bè của họ đến với công ty.