Lời thú tội của một nhà kinh tế “salon”

Thay vì ngồi trên salon mà nghĩ ra đủ mọi thứ, các nhà kinh tế nên thâm nhập thực tế mà tìm hiểu xem nền kinh tế vận hành như thế nào.
Ngày kỷ niệm cũng là lúc để mà suy ngẫm. Đã gần ba năm kể từ ngày thắt chặt tín dụng, tôi ngồi nghĩ lại xem với tư cách của một nhà kinh tế, mình đã sai ở điểm nào.
Đương nhiên, lỗi lầm là chuyện của riêng tôi nhưng tôi e rằng những lỗi lầm ấy lại là của chung toàn giới kinh tế.
Cũng phải nói trước là tôi đã nghĩ về những điều mình không sai.
Tôi vẫn tin sự can thiệp từ chính phủ thường vụng về; tôi vẫn tin thị trường thường tìm ra giải pháp tốt cho các vấn đề kinh tế; và tôi vẫn tin con người có xu hướng phản ứng một cách hợp lý trước các động cơ.
Niềm tin của tôi có thể hoàn toàn sai, nhưng khủng hoảng ngân hàng không chứng minh được rằng nó sai.
Việc hệ thống ngân hàng suýt nữa thì sụp đổ chỉ thể hiện rằng không thể loại bỏ chính phủ được, nhưng cũng đâu có loại bỏ được mấy gã khờ.
Can thiệp theo nhiều cách khác nhau thường muộn màng, vụng về, quá tốn kém mà lại chẳng ngăn được khủng hoảng trong tương lai.
Đây không phải điều gì bất ngờ: sự can thiệp từ chính phủ thường do những người chỉ có hiểu biết thực tế hạn chế nghĩ ra, nó lại còn chung chung và không thể tránh được những thương lượng giữa các nhóm lợi ích, thiên kiến của những cử tri thiếu thông tin và mấy tay vận động hành lang đáng sợ.
Nhưng tôi vẫn biết ơn một cách sâu sắc rằng chính phủ làm gì đó còn hơn khoanh tay đứng nhìn.
Với sự hiệu quả của thị trường, chắc chẳng phải nghi ngại gì nhiều.
Chính phủ Anh từng sở hữu British Airways (hàng không), phần lớn British Petroleum (dầu mỏ), British Telecom (viễn thông), ngành điện, ngành khí và cả hãng ô tô Rolls-Royce. Chẳng có gì cho thấy phải tái quốc hữu hóa các công ty này ngay khi có thể.
Nhưng sinh viên năm nhất khoa kinh tế học cũng biết rằng có những phản ví dụ của thuyết thị trường hiệu quả và hệ thống tài chính trong 5 năm vừa qua là bằng chứng thuyết phục nhất.
Niềm tin vào sự hợp lý có lẽ là điều “lãng mạn” nhất, nhưng nhiều yếu tố cấu thành khủng hoảng nảy sinh không phải do hành vi bất hợp lý mà lại chính từ phản ứng hợp lý đối với các động cơ xấu.
Quá nhiều người đã có thể đặt cược theo kiểu: “Ăn tôi thắng, thua người ta (mà ở đây là hệ thống tài chính) chịu.”
Kinh tế học hành vi nhìn vấn đề theo chiều ngược lại.
Giống như một anh chàng trẻ tuổi năm lên 14 nghĩ cha mình thật ngốc rồi sau đó mới bất ngờ nhận ra có vài năm mà ông bố mình học mọi thứ nhanh đến chừng nào, tôi giờ xem trọng kinh tế học hành vi hơn nhiều so với trước.
Nhưng cuộc khủng hoảng này cũng không khẳng định tính chính xác của trường phái này.
Kinh tế học hành vi bàn về những thói quen tâm lý khiến con người dễ bị kiểu cho vay “ăn thịt người” lừa phỉnh nhưng không bàn về đòn bẩy khổng lồ hay các công cụ tài chính tai hại như CDO của CDO.
Đúng là cuộc khủng hoảng này khiến nhà kinh tế học hành vi Robert Shiller thêm phần danh giá.
GS Shiller đã nhận diện chính xác bong bóng dotcom cuối những năm 1990 và rồi lại nhìn ra bong bóng nhà đất vài năm sau đó. Điều đó thật ấn tượng và trong cả hai trường hợp nhiều nhà kinh tế đều lắng nghe ông.
Nhưng câu hỏi khó trả lời ở đây không phải là sự tồn tại của hai bong bóng ấy mà là vì sao bong bóng thứ nhất vỡ chỉ để lại ít hậu quả trong khi bong bóng thứ hai vỡ kéo theo một đợt “tắm máu” trên thị trường tài chính.
Cuộc khủng hoảng cũng nâng cao danh tiếng không kém cho Raghuram Rajan, một nhà kinh tế xuất chúng hoàn toàn theo trường phái Chicago.
Năm 2005 ông đã chỉ ra rằng giá nhà đất đang quá cao và các nhà quản lý quỹ đầu tư đang có nhiều động cơ làm việc xấu. Ông cảnh báo rằng các công cụ quản lý rủi ro có thể khiến nguy cơ xảy ra thảm họa tăng lên.
Chẳng có kiến thức tâm lý học cao siêu nào ở đây cả: GS Rajan đơn giản chỉ quan sát kỹ các động cơ cơ bản là gì và chúng sẽ dẫn tới đâu.
Tương tự, Gillian Tett cũng nhiều lần lên trang nhất vì bà đã hỏi những câu đơn giản mà mang tính phát hiện như: Chứng khoán phái sinh đến từ đâu? Mục đích của nó là gì? Chính xác thì chúng vận hành như thế nào?
Nhận ra các dấu hiệu cảnh báo không cần thiết phải có nhãn quan hoàn toàn khác về xác suất của hành vi hợp lý hay sự hoàn hảo của thị trường mà chỉ là tò mò một chút về những chi tiết bên dưới lớp vỏ bọc của hệ thống tài chính.
Tôi đã sai chính ở đây: tôi nghĩ chi tiết thì không quan trọng lắm. Về cơ bản thì các chứng khoán phái sinh có vẻ giống như một ý tưởng thật thông minh, đó là những gì tôi cần biết.
Tôi chẳng nói câu nào ngốc nghếch về ngân hàng vì tôi có nói gì về ngân hàng đâu. Đơn giản là tôi chưa dành đủ sự chú ý cho nó.
Sai lầm này lại thường đến với các nhà kinh tế.
“Nhà kinh tế salon”, một trong những cuốn sách về kinh tế học đầu tiên và cũng được ưa chuộng nhất, là một tập hợp của các bài luận sắc sảo về một thế giới mà một nhà kinh tế sẽ tưởng tượng ra trên chiếc ghế bành của mình.
Nhà kinh tế vẫn thích suy tư những điều như “tại sao bỏng ngô ở rạp chiếu phim lại đắt đến thế?” và chúng ta có thể nói đủ thứ về đề tài này. Nhưng cái ghế salon lại bỏ mất đi một góc nhìn thật rõ ràng, đó là đi mà hỏi trực tiếp người điều hành rạp chiếu phim.
Nực cười là những lời chỉ trích kinh tế học cũng mắc đúng sai lầm đó.
Gần đây tôi tranh luận với một nhà tâm lý và bình luận xã hội Oliver James. James cho rằng tinh thần thép của người Scandinavi đã tách họ khỏi cuộc khủng hoảng tài chính.
Ờ thì đó cũng là một khả năng nhưng có một khả năng khác là bất kể người Thụy điển nào, dù có tinh thần thép hay không, thì cũng vừa mới trải qua một cuộc khủng hoảng ngân hàng nghiêm trọng và vẫn nhớ nó là như thế nào.
Nói cách khác, anh bạn cùng phòng của tôi có nhấp từng ngụm nước nhỏ không phải vì tính anh ấy thích kham khổ mà là vì anh ấy đang bị nấc.
Nhưng có cái gì đó chưa thật công bằng. Nghiên cứu lịch sử các cuộc khủng hoảng ngân hàng không phải là việc của một bác sỹ trị liệu tâm lý mà là của một nhà kinh tế.
Không có vấn đề gì nếu tin mọi người đều có phản ứng trước các động cơ, nhưng nhà kinh tế cũng cần phải tự hỏi xem động cơ đó là gì.
- » Xây dựng thương hiệu trong kỷ nguyên số - Ứng dụng trong các doanh nghiệp Việt Nam ( 23/52/2010)
- » Quảng cáo bắt mắt nhìn đi đâu? ( 31/43/2010)
- » Làm cho thư điện tử của bạn mang “tính xã hội” ( 31/46/2010)
- » Marketing tới giới trẻ ( 31/16/2010)
- » Có hay không nhân cách thương hiệu tốt, xấu? ( 31/19/2010)
- » Chiến lược marketing kẻ đối lập ( 02/50/2010)
- » Quản trị thương hiệu: Từ một đến một chùm tia laser ( 02/52/2010)
- » Xây dựng thương hiệu không phải là xây nhà trên cát ( 02/53/2010)
- » Bí quyết xây dựng thương hiệu tại châu Á ( 02/08/2010)
- » Năm sai lầm dể mắc phải dẫn đến phá sản thương hiệu ( 02/02/2010)
- » Nghiên cứu hình ảnh thương hiệu trong thời kinh tế khó khăn ( 03/51/2010)
- » Đi tìm con đường mới ( 03/55/2010)
- » Ác mộng kinh hoàng nhất của thương hiệu ( 03/57/2010)
- » Có ít hơn nhưng làm được nhiều hơn ( 03/00/2010)
- » Vai trò của blog trong xây dựng thương hiệu ( 03/04/2010)
Danh mục
- Danh bạ Giáo dục đào tạo
- Danh bạ Công nghệ thông tin
- Danh bạ Tra cứu - Thư viện
- Danh bạ Giải trí, Music, Games
- Danh bạ Nhà nước - tổ chức
- Danh bạ Văn hóa nghệ thuật
- Danh bạ Khoa học-Công nghiệp
- Danh bạ Thể thao
- Danh bạ Kinh tế - Thương mại
- Danh bạ Tin tức - thời sự
- Danh bạ Y tế - sức khỏe
- Danh bạ Du lịch - Dịch vụ
Website nổi bật đặc biệt
- Web review, đánh giá sản phẩm Xdanhgia
- Top247 - Top công ty, dịch vụ, địa chỉ, cửa hàng uy tín
- Công Ty TNHH Xây Dựng Thương Mại Minh Phương Tiến
- Cửa hàng cây cảnh online Tiny Garden
- Công ty TNHH Truyền thông EloQ (EloQ Communications)
- Trường Mầm Non JumboKiz
- Trường Mầm Non Quận 7
- Hotel in hoian
- Du Lịch Thiểu Số
- Thiết kế nhà phố
- Thiết kế biệt thự
- Thiết kế nhà đẹp
- Halong Attractions
- Hotel in Hanoi
- Sapa Express
- Công ty CP Công nghệ & Thương mại Nam Hải
- Apply vietnam visa online
- Tai nghe thai nhi
- Máy lạnh cũ
- Hanoi Hotels
- Nội thất nhà bếp
- Web đăng tin rao vặt
- Hanoi City Hotel
- Thiết bị nhà bếp Bosch
- lioa standa việt nam
- Kiến trúc Nhật Lam
- Thư viện dược phẩm
- Thực phẩm chức năng
- Du lịch trong nước giá rẻ
- Công ty TNHH Truyền Thông Sao Kim
- Công ty du lịch dịch vụ Tây Hồ
- Công ty Du lịch đường sắt Sài Gòn
- Du Lich Chau A Thai Binh Duong Viet Nam
- Công ty Du lịch Thắng Lợi - VICTORIA TOUR
- Công ty TNHH Truyền Thông Tùng Việt
Thống kê
Tổng số website: 18085
Website chờ xét duyệt:
111
Hỗ trợ
Danh mục nổi bật
- Đào tạo doanh nghiệp
- CLB - Diễn đàn học tập
- Trường đại học - học viện
- Đào tạo tiếng anh - tin học
- Đào tạo trực tuyến
- Địa chỉ du học, học bổng
- Công ty máy tính - Tin học
- Phần mềm - Giải pháp
- Website - Domain - Hosting
- Website thương mại điện tử
- Đào tạo CNTT
- Đồ họa, thiết kế
- Bảo tàng
- Tra cứu luật
- Công cụ tìm kiếm
- Tra cứu y học
- Thư viện
- Từ điển
- Nghe nhạc trực tuyến
- Ban nhạc - Ca sỹ