• Hải Khánh

Hàng Việt muốn đi xa phải xây dựng thương hiệu

Làm cách nào để hàng Việt vươn xa trên thị trường là chiến lược khó khăn của hầu hết các doanh nghiệp hiện nay.







Tìm “đầu ra” cho hàng Việt bằng giải pháp nào, bà Claire Burgess, Tổng giám đốc Công ty THH DKSH Việt Nam- nhà cung cấp dịch vụ và phát triển thị trường tại Việt Nam- cho biết: Đúc kết sau gần 20 năm trở lại hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, tôi nhận thấy thị trường Việt Nam có tốc độ phát triển rất mạnh, sức mua tăng hàng năm tăng trên dưới 20%; hàng Việt đã đi xa, phủ rộng đến nhiều nước, nhiều hàng hóa tốt, đắt tiền của các nước cũng đã tăng tốc nhập khẩu vào Việt Nam. Hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam rất có giá trị đối với người tiêu dùng trong nước và nước ngoài, tiếc rằng hiện nay sức cạnh tranh yếu và giá trị thương mại không cao dẫn đến lợi nhuận của nhà sản xuất thấp.

* Để hàng Việt đi có sức cạnh tranh cao trên thương trường, cần những điều kiện gì, thưa bà?

- Các doanh nghiệp Việt chưa xây dựng được thương hiệu và nâng tầm chất lượng để hợp chuẩn các quy định về thương mại của thị trường. Để hàng Việt tiếp cận với nhiều thị trường, theo tôi các sản phẩm cần tăng thêm hàm lượng chất xám, giá trị gia tăng, mẫu mã phải sắc nét, đẹp hơn và có một giải pháp tiếp thị bài bản. Chẳng hạn mặt hàng thủy hải sản của Việt Nam có kim ngạch mỗi năm thu hàng tỷ USD nhưng lợi nhuận của nhà sản xuất chỉ thu được một phần nhỏ là do sản phẩm xuất đi dưới dạng thô vì được xuất xưởng từ những cỗ máy cũ kỹ, chưa có thương hiệu.

* Công ty DKSH kinh doanh những lịch vực gì ở Việt Nam?

- DKSH là một trong 20 công ty hàng đầu Thụy Sỹ có doanh số 8 tỷ USD trong năm 2009, với mạng lưới 582 địa điểm kinh doanh tại 35 quốc gia, hơn 170 trung tâm phân phối, 15 phòng thí nghiệm ứng dụng- thực hành,  mỗi tháng có hơn 1 triệu giao dịch với 5.500 đối tác và 550.000 khách hàng do 22.000 nhân viên làm việc. Công ty chuyên cung cấp các gói dịch vụ toàn diện bao trùm toàn bộ quy trình từ nguồn cung ứng, tiếp thị, bánh hàng, phân phối, kho vận và hậu mãi. DKSH bắt đầu đặt văn phòng tại Hà Nội từ năm 1890, đến năm 1992 chúng tôi trở lại Việt Nam. DKSH Việt Nam chuyên cung cấp dịch vụ  và phát triển thị trường 4 lĩnh vực gồm hàng tiêu dùng, dược phẩm, hóa chất công nghiệp chuyên dụng và công nghệ. Hiện chúng tôi có 70.000 khách hàng là nhà bán sỉ, lẻ, cơ sở sản xuất, nhà máy với 95.000 giao dịch mỗi tháng, bao phủ 63 tỉnh thành tại Việt Nam.           

* Là doanh nghiệp chuyên nghiên cứu sâu về thị trường, xin bà cho biết ở  Việt Nam gần đây xảy ra những cơn sốt bất thường trong lĩnh vực về bất động sản, vàng, chứng khoán và đặc biệt là thuốc chữa bệnh, nguyên nhân do đâu?

- Theo tôi là do nhà đầu tư và người tiêu dùng chưa được tiếp cận các thông tin chuẩn và minh bạch nhanh, kịp thời từ chính sách và thực tế của thị trường. Việc một số mặt hàng lên cơn sốt theo tôi là bình thường và mang quy luật tất yếu vì thị trường Việt Nam đang ở trong thời điểm phát triển nóng. Riêng về mặt hàng thuốc chữa bệnh, công ty chúng tôi chỉ giúp các doanh nghiệp về chiến lược phân phối, mở rộng thị trường, không tham gia vào lĩnh vực định giá thuốc. Đối với giá thuốc tây cao vào hàng “nhất thế giới” theo tôi là do nó được phân phối qua quá nhiều tầng nấc trung gian. Dù là nguyên nhân nào thì việc giá thuốc qúa cao cũng là bất lợi lớn cho người tiêu dùng và cho thấy thì trường này chưa được kiểm soát một cách chặt chẽ.   

* Xin cám ơn bà!

Theo Công Thương
Cập nhật: 03/07/2010

Các bài mới

Các tin cũ hơn